Vấn đề bản quyền nhạc số lại được hâm nóng trước cột mốc 1/11

-Mới đây, tập đoàn nước giải khát Coca Cola và hãng điện tử Samsung đã quyết định chấm dứt hợp đồng quảng cáo với công ty VNG qua kênh zing.vn do những quan ngại về việc trang giải trí lớn nhất Việt Nam vị phạm nghiêm trọng vấn đề bản quyền.
- Mới đây, tập đoàn nước giải khát Coca Cola và hãng điện tử Samsung đã quyết định chấm dứt hợp đồng quảng cáo với công ty VNG qua kênh zing.vn do những quan ngại về việc trang giải trí lớn nhất Việt Nam vị phạm nghiêm trọng vấn đề bản quyền.
- Sau "án phạt", VNG đã phải đẩy mạnh đàm phán để ngay ngày 5 tháng 10 năm 2012 đạt được thỏa thuận với Universal Music Group.
- Theo thống kê, tỉ lệ vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam là trên 80%, con số đó đồng nghĩa với số tiền khổng lồ mà những người làm việc trong lĩnh vực âm nhạc đã mất đi.
- Nhìn chung, để xây dựng và duy trì các kho nhạc bản quyền ở Việt Nam trong thời gian tới là việc không dễ dàng nhưng với bài học Zing vừa xảy ra, chắc chắn các bên có liên quan sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều để đẩy nhanh các thỏa thuận đang hướng tới, nhất là khi cột mốc 1 tháng 11 đang đến gần.

Mới đây, tập đoàn nước giải khát Coca Cola và hãng điện tử Samsung đã quyết định chấm dứt hợp đồng quảng cáo với công ty VNG qua trang web Zing.vn do những quan ngại về việc trang giải trí lớn nhất Việt Nam vi phạm nghiêm trọng bản quyền các tác phẩm âm nhạc. 

Sự việc là đòn giáng mạnh vào hoạt động kiếm tiền đang khá suôn sẻ của VNG. Sự rút lui của hai đối tác lâu năm này của Zing cũng là hồi chuông cảnh báo cho mô hình kinh doanh của các trang nghe nhạc trực tuyến không bản quyền hiện nay.

 
van-de-ban-quyen-nhac-so-lai-duoc-ham-nong-truoc-cot-moc-111


Thực tế, Zing MP3 đã không ít lần bị các cơ quan bản quyền "đưa vào tầm ngắm". Bởi vậy, đơn vị chủ quản là Công ty VNG đã có nhiều bước đi tích cực nhằm "bản quyền hóa” kho nhạc của mình. 

VNG đã ký hợp đồng với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam để sử dụng hơn 35.000 tác phẩm âm nhạc và cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) để sử dụng hơn 41.000 bài hát của hơn 25 hãng ghi âm, ghi hình. Cùng với đó là những hợp đồng độc quyền với nhiều ca sĩ trong hoạt động phát hành online các album và khai thác kinh doanh. Tuy nhiên, hãng vẫn chỉ dừng lại ở các bài nhạc Việt. 

Với nhạc nước ngoài thì đây lại là một câu chuyện khác. Sau "án phạt", VNG đã phải đẩy mạnh đàm phán để ngay ngày hôm qua, 5 tháng 10 năm 2012 đạt được thỏa thuận với Universal Music Group về việc sử dụng các bản ghi của hãng thu âm này trong việc stream miễn phí và download có tính phí. Trước đây chỉ mới có Nhaccuatui là đơn vị duy nhất ở Việt Nam ký được hợp đồng với Sony Music và Universal Music Group để được phép cung cấp các ca khúc bản quyền trên trang của mình.

Trước cú ngã của Zing MP3, các đơn vị kinh doanh nhạc số khác cũng đều đã lường trước các rắc rối về vấn đề bản quyền và chuẩn bị cho việc sửa đổi mô hình hoạt động. Các trang nhạc lớn sẽ đồng loạt cung cấp nhạc bản quyền từ ngày 1/11 tới với mức giá 1000 đồng/ca khúc. MV Corp sẽ là đơn vị đứng ra thực hiện việc đàm phán với các hãng thu âm trong và ngoài nước sau đó chuyển giao bản quyền cho các trang nghe nhạc.

Nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận đã được đưa ra và động thái này chắc chắn sẽ thay đổi hoàn toàn thị trường nhạc số ở Việt Nam. Dù việc trả phí để tải nhạc chưa bao giờ là thói quen của người Việt nhưng điều đó là cần thiết để đưa nền âm nhạc nước nhà đi lên.


van-de-ban-quyen-nhac-so-lai-duoc-ham-nong-truoc-cot-moc-111

Theo thống kê, tỉ lệ vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam là trên 80%. Con số đó đồng nghĩa với thực tế là số tiền khổng lồ mà những người làm việc trong lĩnh vực âm nhạc đã mất đi. Khi hoạt động mua bán nhạc bản quyền trở nên phổ biến, không chỉ nghệ sĩ là những người có lợi mà bản thân người nghe cũng nhận được nhiều tiện ích hơn khi được thưởng thức những giai điệu mình ưa thích với chất lượng cao. Người dùng bỏ tiền ra mua nhạc đồng nghĩa với việc cảm nhận được giá trị của mỗi tác phẩm, sẽ có sự lựa chọn kỹ hơn và trình độ thưởng thức cũng qua đó mà nâng lên, tạo điều kiện cho các nghệ sĩ không chạy theo thị trường có được mảnh đất phát huy dòng nhạc họ theo đuổi.


 

van-de-ban-quyen-nhac-so-lai-duoc-ham-nong-truoc-cot-moc-111
Nhạc bản quyền sẽ trở nên phổ biến ở Việt Nam ?

Giữa muôn cái lợi như vậy cũng tồn tại không ít khó khăn. Mức giá 1000 đồng được đưa ra là quá thấp so với mức giá trên thế giới; chẳng hạn như một bài hát trên Amazon hoặc iTunes có giá dao động khoảng 1 USD. Sự chênh lệch này khiến cho quá trình đàm phán với các hãng thu âm nước ngoài gặp trắc trở. Số tiền bỏ ra mua bản quyền cho các ca khúc quốc tế chắc chắn sẽ là không hề rẻ và nếu không có phương án thích hợp thu hồi vốn thì bản quyền âm nhạc ở Việt Nam vẫn tiếp tục là vấn đề làm các nhà cung cấp không khỏi đau đầu.

Nhìn chung, để xây dựng và duy trì các kho nhạc bản quyền ở Việt Nam trong thời gian tới là việc không dễ dàng nhưng với bài học của Zing vừa xảy ra, chắc chắn các bên có liên quan sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều để đẩy nhanh các thỏa thuận đang hướng tới, nhất là khi cột mốc 1/11 đang đến gần. Vấn đề này sẽ tiếp tục được hâm nóng trong thời gian tới và chúng ta – những người nghe nhạc cần xây dựng cho mình ý thức tôn trọng công sức của các nghệ sỹ để cùng góp phần làm trong sạch và nâng cao chất lượng nền âm nhạc nước nhà.


 

Liên hệ
Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp các giải pháp thiết kế web tốt nhất
 
WEB24 - Giá trị tạo dựng niềm tin
Web24 là mảng dịch vụ thiết kế web, được điều hành bởi công ty Nhật Nam. Với định hướng và mục tiêu là cung cấp các giải pháp thiết kế web tốt nhất dành cho doanh nghiệp, cá nhân. Web24 đã dần dần tạo dựng được thương hiệu trong lĩnh vực thiết kế web với hơn 500 khách hàng đã tin tưởng vào dịch vụ của Web24. Chúng tôi sẽ không ngừng nổ lực vươn xa hơn, phát triển cả về mặt công nghệ, con người và niềm tin khách hàng.

web24 logo footer bct
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây