Phương thức lưu trữ của tương lai.
Hitachi đã quyết định đầu tư vào công nghệ lưu trữ dữ liệu tương lai. Theo hãng, công nghệ mới này sẽ cho phép lưu trữ dữ liệu trong một thời gian rất dài, lên tới….hàng trăm triệu năm. Công nghệ mới này của Hitachi sử dụng tia laser với độ chính xác cao để khắc mã nhị phân lên chất liệu kính thạch anh (Quartz Glass). Một ống kính hiển vi (sử dụng kèm một máy tính có khả năng giải mã các hình khắc) sẽ được dùng để lấy lại được dữ liệu gốc.
Chất liệu gương lưu trữ được chế tạo từ thạch anh.
Công nghệ mới này của Hitachi có thể giúp dữ liệu sống sót gần như trong tất cả các viễn cảnh của ngày tận thế mà chúng ta có thể tưởng tượng được. 2 cm vuông kính thạch anh cũng đã có khả năng chốn lửa và chống shock. Trong thử ngiệm của mình, mẫu vật đã được nung trong nhiệt độ 1000 độ C trong 2 giờ liên tục. Thật đáng ngạc nhiên là sau đó, dữ liệu gốc vẫn có thể lấy lại được.
Sử dụng tia laser sẽ khắc mã nhị phân lên chúng.
Công nghệ lưu trữ của Hitachi hiện tại là rất cao cấp. Tuy nhiên, khả năng lưu trữ mới là điều đáng quan tâm trong thời điểm hiện tại. Với một sản phẩm nhiều lớp kính thạch anh(muti-layered) sẽ chỉ lưu trữ được 40MB trên một inch vuông. Khả năng này cũng chỉ tương đương năng lực lưu trữ hiện tại của các chuẩn đĩa CD-R, và càng không thể so sánh với khả năng lữu trữ hàng Terabyte của các ổ cứng nhỏ nhẹ như hiện nay.
Đây là phương thức lưu trữ những thông tin có giá trị quan trong cho tương lai.
Tuy nhiên, đây là một công nghệ đột phát trong việc lưu trữ các dữ liệu tối quan trọng có giá trị lịch sử và văn hóa. Con người đã có thể đạt được khả năng lưu trữ xuyên thời gian. Tất nhiên đây là một bước tiến tuyệt vời so với các phương thức "cổ truyền" khác ghi chép ra giấy, hoặc vẽ trên tường hoặc hàng đá như người tiền sử cách đây hàng nghìn năm.
Chúng tôi trên mạng xã hội