Tự chế nano-sim

Trên nhiều diễn đàn công nghệ, cộng đồng mạng liên tục truyền nhau các bài viết hướng dẫn cắt sim thành nano-sim, kèm theo video hướng dẫn, hình ảnh minh họa lẫn một số kết quả thực hiện thành công.
Trên nhiều diễn đàn công nghệ, cộng đồng mạng liên tục truyền nhau các bài viết hướng dẫn cắt sim thành nano-sim, kèm theo video hướng dẫn, hình ảnh minh họa lẫn một số kết quả thực hiện thành công.

iPhone 5 đã về Việt Nam nhưng nhiều người vẫn chưa thể sử dụng sản phẩm rầm rộ của Apple bởi chưa có nano-sim. Nhiều người dùng không đủ kiên nhẫn chờ đợi sự xuất hiện của nano-sim đã thử làm liều... đi cắt sim với mong muốn sớm được sử dụng iPhone 5.

Theo ghi nhận tại một số cửa hàng chuyên cung cấp các sản phẩm Apple, khá nhiều người dùng đến yêu cầu thực hiện cắt sim thường (được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, kích thước 25x15x0,76mm) hoặc micro-sim (sử dụng trong iPhone 4/4S, iPad, kích thước 15x12x0,76mm) thành nano-sim (kích thước 12,3x8,8x0,67mm). Hầu hết các nơi đều quảng cáo có máy cắt, kìm bấm sim chuyên dụng nhưng không nơi nào khẳng định tỉ lệ thành công 100%.

Ông Mai Phú Phong, giám đốc chuỗi cửa hàng PhonGee chuyên phân phối các sản phẩm Apple, cho biết: “Mỗi ngày các cửa hàng của tôi đều tiếp nhận khá nhiều người dùng đến đề nghị cắt nano-sim để họ dùng iPhone 5. Tuy nhiên chúng tôi đều phải yêu cầu khách hàng chấp nhận hên xui bởi tỉ lệ cắt thành công chỉ khoảng 50%”. Theo ông Phong, sim thường sau khi cắt gần như không thể hoạt động trên iPhone 5, chỉ có micro-sim sau khi cắt thành nano-sim là có thể hoạt động được nhưng tỉ lệ thành công cũng chỉ 50-50.



 
Trên nhiều diễn đàn công nghệ, cộng đồng mạng liên tục truyền nhau các bài viết hướng dẫn cắt sim thành nano-sim, kèm theo video hướng dẫn, hình ảnh minh họa lẫn một số kết quả thực hiện thành công. Tuy nhiên, quản trị viên một diễn đàn thừa nhận việc cắt thủ công là hên xui, người dùng muốn được sử dụng iPhone 5 sớm thì phải chấp nhận rủi ro, nếu chẳng may hư sim phải thay sim mới.

Ông Phong cũng cho biết: “Mặc dù dùng máy cắt nhưng việc cắt thành công hay không vẫn phụ thuộc rất nhiều vào người thao tác, ngay cả chiếc máy cắt cũng hoạt động không ổn định. Có nhiều người chấp nhận đem sim đi cắt, nhưng khi cắt xong sim không hoạt động được. Khách hàng phải quay ra nhà mạng để đổi sim mới, có người phải đi đổi lại đến 6, 7 lần sim mới hoạt động được trên iPhone 5”. Dù đã có một số trường hợp cắt sim thành công nhưng nhiều người dùng vẫn lo lắng về khả năng hoạt động ổn định lâu dài của các sim gia công này.

Trước nhu cầu bức thiết của những người dùng hâm mộ quả táo cắn dở, các nhà mạng di động trong nước cũng chạy đua nhằm đem nano-sim chính hiệu về thị trường Việt Nam. MobiFone có vẻ sẽ là nhà mạng đầu tiên cung cấp nano-sim cho người dùng iPhone 5 tại Việt Nam. Ông Đinh Việt Hưng, trưởng phòng giá cước và tiếp thị MobiFone, cho biết trong vòng hai tuần tới MobiFone sẽ nhập gấp 2.000 nano-sim để phục vụ nhu cầu trước mắt của những người dùng Việt Nam đã có iPhone 5. Sau đó MobiFone sẽ nhập tiếp 50.000 nano-sim nữa để phục vụ thị trường. “Chúng tôi sẽ bán nano-sim cho người dùng Việt Nam chỉ với giá 20.000 đồng/nano-sim” - ông Hưng thông báo.

Đại diện Vinaphone cũng cho biết sẽ nhập nano-sim về Việt Nam trong tháng 10, giá bán dự kiến từ 20.000-25.000 đồng. Riêng nhà mạng Viettel hiện vẫn chưa có thông tin chính thức nào về kế hoạch cung cấp nano-sim ra thị trường Việt Nam.
Khởi đầu cho thế hệ sim mới?

Hồi tháng 6-2012, Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI) đã công bố chuẩn sim mới được xem là thế hệ thứ tư với kích thước nhỏ hơn micro-sim khoảng 40%, tương tự nano-sim của Apple hiện nay. ETSI cho biết kích thước sim mới nhỏ hơn sẽ cho phép các nhà sản xuất điện thoại có thêm không gian bố trí những bộ phận khác. Theo nhiều chuyên gia, sự xuất hiện của iPhone 5 sử dụng nano-sim có thể là dấu mốc khởi đầu thời kỳ điện thoại di động dùng sim thế hệ mới.

Muốn “chế” nano-sim từ các thẻ sim khác, người dùng phải cắt bớt chiều dài và chiều rộng của thẻ sim đang dùng về đúng kích thước của nano-sim. Phần quan trọng nhất của quá trình “chế” chính là thao tác mài mỏng độ dày của sim thường hoặc micro-sim về bằng độ dày của nano-sim. Cách mài được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là... dùng giấy nhám để mài mỏng phần nhựa phía sau bo mạch của sim. Chính vì mài thủ công nên độ chính xác thường không đảm bảo.

Đặc biệt, các chuyên gia công nghệ cảnh báo việc mài mỏng phần nhựa - lớp bảo vệ - sau bo mạch có thể ảnh hưởng đến hoạt động của bo mạch, nhất là khi khay sim của iPhone 5 bằng nhôm. Lớp nhựa bảo vệ bo mạch càng mỏng càng làm tăng khả năng tiếp xúc của bo mạch với khay đựng sim bằng nhôm có thể dẫn đến đoản mạch khiến nano-sim “chế” không hoạt động.


Liên hệ
Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp các giải pháp thiết kế web tốt nhất
 
WEB24 - Giá trị tạo dựng niềm tin
Web24 là mảng dịch vụ thiết kế web, được điều hành bởi công ty Nhật Nam. Với định hướng và mục tiêu là cung cấp các giải pháp thiết kế web tốt nhất dành cho doanh nghiệp, cá nhân. Web24 đã dần dần tạo dựng được thương hiệu trong lĩnh vực thiết kế web với hơn 500 khách hàng đã tin tưởng vào dịch vụ của Web24. Chúng tôi sẽ không ngừng nổ lực vươn xa hơn, phát triển cả về mặt công nghệ, con người và niềm tin khách hàng.

web24 logo footer bct
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây