Cuộc bầu cử tống thống Hoa Kỳ không phải vấn đề của riêng người Mỹ bởi người lãnh đạo một cường quốc sẽ đưa ra rất nhiều quyết định quan trọng có ảnh hưởng mang tầm quốc tế. Trong cuộc vận động tranh cử này, các ứng cử viên, trong đó có hai ông Obama và Romney cũng đã đề cập tới nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển ngành công nghệ để cải thiện tình hình kinh tế nước Mỹ. Dưới đây là một số vấn đề lớn mà ông Obama sẽ thay đổi khi đắc cử lần 2. Hãy cùng xem vị tổng thống mới của Hoa Kỳ sẽ thay đổi thế giới công nghệ ra sao trong bốn năm tiếp theo thuộc nhiệm kì của mình.
"Lại" SOPA/PIPA
Các ứng cử viên tranh cử cho vị trí tổng thống đều mang một quan điểm không hoàn toàn ủng hộ sự cực đoan của hai đạo luật chống vi phạm bản quyền (SOPA) và bảo vệ các tài sản trí tuệ (PIPA). Tuy nhiên, quan điểm của ông Obama trong việc này rất có thể sẽ khiến giới công nghệ bị ảnh hưởng không ít. Trong những năm gần đây, thung lũng Silicon đã giảm dần việc ủng hộ vị tổng thống da màu của Hoa Kỳ cũng bởi những quan điểm của ông Obama liên quan đến SOPA và PIPA.
Không những thế, việc thế giới công nghệ ghét SOPA và PIPA bao nhiêu thì Hollywood lại tích cực ủng hộ chúng bấy nhiêu. Trong lần vận động tranh cử này, rất nhiều công ty lớn của Hollywood như Warner Bros. và DreamWorks là một trong những đơn vị đóng góp nhiều nhất cho chiến lược tranh cử năm nay của ông Obama (tổng đóng góp 4 triệu USD cho riêng chiến dịch bầu cử 2012). Nhiều phía còn “dọa” sẽ ngừng cung cấp kinh phí cho ông Obama nếu như ngài tổng thống quay lưng với những đạo luật có lợi cho Hollywood.
Trong 4 năm tới, thế giới sẽ còn phải tiếp tục chao đảo vì hai bóng ma SOPA và PIPA. Hỗ trợ các công ty khởi nghiệp
Ông Obama coi việc hỗ trợ các công ty khởi nghiệp là một trong những mảng trọng yếu để tạo ra nhiều công việc mới cho người dân Mỹ. Điều này cũng có liên quan ít nhiều đến việc Apple đặt hàng sản xuất các sản phẩm của mình ở Trung Quốc để giảm thiểu chi phí. Thế nhưng, ở một mặt khác, nó lại khiến tỉ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ gia tăng. Hướng đi mới của các công ty khởi nghiệp sẽ giúp chính phủ lấp đầy các khoảng trống này. Không những thế, ông Obama còn muốn lôi kéo các entrepreneur (doanh nhân) đến với Hoa Kỳ bằng cách chứng tỏ cho họ thấy đây là một quốc gia lý tưởng của các cơ hội vàng.
Phát triển mạnh mẽ hạ tầng internet
Ủy ban truyền thông liên bang Hoa Kỳ đã chỉ ra sự phát triển của các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền thông và đường truyền internet có mối quan hệ chặt chẽ đến doanh thu của họ. Trước mắt, chính phủ sẽ đánh thuế cao hơn với các công ty như AT&T và đồng thời đưa đường truyền internet tốc độ cao đến với 90% dân số nước Mỹ, bám sát các quốc gia hùng mạnh về mảng này như Hàn Quốc và Nhật Bản.
Đường truyền tốc độ cao sẽ tới gần với người dân Mỹ hơn dưới thời Obama. Đầu tư cho công nghệ vũ trụ và thám hiểm không gian ít hơn
Cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều đồng tính với việc đầu tư thêm tiền vào công nghệ và khoa học để phát triển đất nước, tuy nhiên, mỗi bên lại đặt một mục tiêu ưu tiên khác nhau như kinh tế hoặc quốc phòng. Tuy nhiên, về lĩnh vực thám hiểm không gian, trong năm 2011, hội đồng của ông Obama đã hủy bỏ chương trình đưa phi hành gia trở lại mặt trăng trước năm 2020 của ông Bush và đệ trình việc cắt giảm ngân sách cho NASA xuống còn 17,7 tỷ USD trong năm 2013, khoảng 0,48% ngân sách liên bang.
Tăng cường bảo mật thông tin và an ninh quốc gia
Những “mối họa” WikiLeaks có ảnh hưởng nặng nề đến lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Trong chiến dịch tranh cử lần này, ông Obama đã nhấn mạnh việc truy kích gắt gao những đối tượng tiết lộ thông tin liên quan đến an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, những cá nhân có liên quan đến sự việc này và nhanh chóng đưa ra các bằng chứng luận tội biên tập viên của WikiLeaks là Julian Assange.
Chúng tôi trên mạng xã hội