Fraunhofer cải tiến công nghệ truyền tải dữ liệu hồng ngoại, nhanh hơn Wi-Fi và Bluetooth

Vào thế kỷ trước, đa phần các thiết bị di động đều được trang bị cổng hồng ngoại để truyền tải dữ liệu không dây trong cự ly ngắn
Vào thế kỷ trước, đa phần các thiết bị di động đều được trang bị cổng hồng ngoại để truyền tải dữ liệu không dây trong cự ly ngắn. Tuy nhiên, không lâu sau đó, công nghệ giao tiếp hồng ngoại đã bị "hất cẳng" bởi hàng loạt các công nghệ sử dụng nền tảng sóng vô tuyến như Wi-Fi và Bluetooth.


 
Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại viện Fraunhofer đang tìm cách làm sống lại công nghệ hồng ngoại một thời bằng việc phát triển một loại mô-đun giao tiếp đa gigabit (multi-gigabit communication module) - cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ nhanh hơn gấp 46 lần so với Wi-Fi và 1430 lần so với Bluetooth.

Mô-đun hồng ngoại mới được phát triển bởi Frank Deicke - một nhà nghiên cứu tại bộ phận các hệ thống photon siêu nhỏ (IPMS) thuộc viện Fraunhofer ở Dresden, Đức. Mô-đun có tốc độ truyền tải lên đến 1 Gbps, qua đó, nó không chỉ nhanh hơn 2 công nghệ không dây là Wi-Fi và Bluetooth mà còn nhanh hơn cả giao tiếp USB 2.0 có dây truyền thống gấp 6 lần.

Deicke cùng các cộng sự đã phát triển mô-đun trên dành riêng cho việc truyền tải những video dung lượng lớn giữa các thiết bị chứa các yếu tố phần cứng và phần mềm. Trong đó, phần cứng bao gồm một bộ thu phát với kích thước nhỏ gọn, tích hợp một đi-ốt laser để gởi đi các xung ánh sáng hồng ngoại và một máy dò quang học để tiếp nhận chúng. Các thành phần quang học này đều có thể gởi và nhận tín hiệu ánh sáng cùng lúc.

Do tín hiệu ánh sáng trở nên yếu đi và biến dạng khi di chuyển trong không khí, các nhà nghiên cứu đã lập trình một cơ chế sửa lỗi vào mô-đun, song song với việc xử lý tín hiệu tốc độ cao để khắc phục những trở ngại trong quá trình mã hóa dữ liệu trước khi truyền tải và ngay sau đó giải mã ở thiết bị tiếp nhận. Điều này giúp giảm tải quy trình mã hóa/giải mã cho các vi xử lý đồng thời giữ mức tiêu thụ năng lượng ở mức thấp nhất.

Là một công nghệ quang học, mô-đun sẽ cần một tầm nhìn không bị che khuất giữa các thiết bị giao tiếp. Tuy nhiên, Deicke cho biết đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng bởi nó đã được thiết kế để truyền tải dữ liệu giữa 2 thiết bị đặt gần nhau, chẳng hạn như một chiếc camera hoặc smartphone và một chiếc máy tính PC hoặc laptop.

Deicke cùng các cộng sự thừa nhận rằng công nghệ mà họ phát triển cần phải được công nhận như một tiêu chuẩn bởi các nhà sản xuất trước khi được áp dụng lên các thiết bị thương mại. Đây cũng là lý do tại sao Deicke hiện là một thành viên rất tích cực của hiệp hội dữ liệu hồng ngoại (Infrared Data Association - IrDA) và cộng tác nhiệt tình với dự án 10 Giga-IR - cái tên gợi ý về kế hoạch tiếp theo đối với công nghệ hồng ngoại.

"Mô-đun hồng ngoại hiện tại của chúng tôi đã chứng minh rằng công nghệ hồng ngoại hoàn toàn có thể tiến xa hơn trước khi được thiết lập các tiêu chuẩn. Chúng tôi đã lên kế hoạch cải tiến hiệu năng của mô-đun nhiều hơn trong tương lai", Deicke cho biết. Tốc độ truyền tải cao nhất mà mô-đun của Deicke có thể đạt được là 3 Gbps và anh hy vọng sẽ sớm đạt được tốc độ 10 Gbps.

Liên hệ
Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp các giải pháp thiết kế web tốt nhất
 
WEB24 - Giá trị tạo dựng niềm tin
Web24 là mảng dịch vụ thiết kế web, được điều hành bởi công ty Nhật Nam. Với định hướng và mục tiêu là cung cấp các giải pháp thiết kế web tốt nhất dành cho doanh nghiệp, cá nhân. Web24 đã dần dần tạo dựng được thương hiệu trong lĩnh vực thiết kế web với hơn 500 khách hàng đã tin tưởng vào dịch vụ của Web24. Chúng tôi sẽ không ngừng nổ lực vươn xa hơn, phát triển cả về mặt công nghệ, con người và niềm tin khách hàng.

web24 logo footer bct
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây