Những bí mật bên trong dự án phát triển máy tính bảng Microsoft Surface

Microsoft đã chính thức tiết lộ giá bán và cấu hình cho Surface, mẫu máy tính bảng đầu tiên chạy Windows 8 do chính công ty tự nghiên cứu, thiết kế và kinh doanh. Chiếc máy tính bảng này không chỉ đánh dấu một bước tiến mới của Microsoft vào thị trường PC mà còn chất chứa bên trong rất nhiều điều bí ẩn.
hero.jpg

Microsoft đã chính thức tiết lộ giá bán và cấu hình cho Surface, mẫu máy tính bảng đầu tiên chạy Windows 8 do chính công ty tự nghiên cứu, thiết kế và kinh doanh. Chiếc máy tính bảng này không chỉ đánh dấu một bước tiến mới của Microsoft vào thị trường PC mà còn chất chứa bên trong rất nhiều điều bí ẩn. Trong cuộc họp báo mới đây, ngoài việc công bố thông tin quan trọng về Surface, Microsoft đã mời một số phóng viên đặc biệt để nói cho họ nghe về quá trình phát triển tablet này, qua đó chúng ta có thể hiểu thêm được nhiều chi tiết về Surface.

Theo lời Steven Sinofsky, người đứng đầu bộ phận Windows của Microsoft, Surface được bắt đầu phát triển cách đây ba năm trước khi nó chính thức trình làng tại Los Angeles hồi tháng 6 vừa qua. Mùa hè năm 2009, khi Microsoft hoàn tất quá trình xây dựng Windows 7 thì hãng đã bắt tay vào dự án mới cho Windows 8. Vào thời điểm này, iPad chưa hề xuất hiện nên Surface không hề được thiết kế để cạnh tranh lại chiếc tablet của Apple. Lúc đó, Microsoft biết rằng Windows 8 phải là một hệ điều hành thân thiện với cảm ứng, và thứ họ cần là một chiếc tablet đủ tốt để họ trình diễn những điểm tốt nhất của hệ điều hành mới. Surface được phát triển với mức độ bảo mật rất cao, thậm chí nhiều nhân viên Microsoft còn chẳng biết đến sự tồn tại của dự án này. Thật vậy, chỉ đến khi Surface được giới thiệu thì chúng ta mới biết rằng microsoft đang phát triển của tablet của mình, trước đó tin đồn về mẫu máy này gần như không xuất hiện.

Lựa chọn thiết kế cho Surface

Những gì diễn ra sau đó là hàng trăm sự lặp đi lặp lại, có cái to, có cái nhỏ, có khi thì nặng, một số thì lại nhẹ. Mặc dù Microsoft đã quyết định chọn kích thước 10,6" cho Surface nhưng hãng đã từng thử nghiệm qua màn hình 10,1" cũng như 11,1". Microsoft cho rằng tablet 11" quá khó để sử dụng, còn mẫu 10,1" thì ít ra còn dễ kiếm hơn vì đã có rất nhiều netbook đang sử dụng nó. Vấn đề nằm ở chỗ kích thước 10,1" không cung cấp đủ diện tích để hiển thị thanh đa nhiệm trên Windows 8. Thế là Microsoft nghĩ đến việc dùng màn hình 10,6" tỉ lệ 16:9 để có đủ không gian cho cửa sổ theo tỉ lệ 4:3 và thêm một app nữa chạy bên cạnh nó. Mức tăng 0,5" này còn cho phép bàn phím ảo trở nên rộng rãi hơn. Lại thêm rắc rối xảy ra: 10,6" không phải là một kích thước tiêu chuẩn và khó lòng đặt được từ những nhà cung cấp linh kiện, do đó Microsoft tự sản xuất cho riêng mình. Cứ như vậy cho những phần cứng khác của máy, và kết quả đó là chiếc Surface bản hoàn chỉnh được cấu tạo từ hơn 200 thành phần tùy biến, từ chiếc chân chống để dựng máy cho đến ăng-ten MIMO kép. Không một bộ phận nào xuất hiện ngẫu nhiên, tất cả đều có chủ ý của nó và được thử nghiệm nhiều lần cho đến khi tìm ra bộ phận thích hợp nhất theo ý muốn.


surface---id-studio-prototypes-1350399748.jpg

Ngay cả thân máy cũng là một chủ đề được thảo luận rất nhiều ở Microsoft. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, hình dáng của Surface đã hoàn chỉnh nhưng căn phòng của nhóm thiết vẫn còn chứa đầy hình ảnh và bản vẽ, một tập hợp những thứ được render từ máy tính cũng như các đối tượng gây cảm hứng cho họ. Một số nguyên mẫu Surface có góc cạnh sắc hơn phiên bản hoàn chỉnh, và Microsoft thậm chí cũng đã thay đổi một số chi tiết trên máy sau khi nó được công bố chính thức.

Microsoft cũng đã phải thử qua rất nhiều vật liệu khác nhau, chẳng hạn như nhôm và nhiều tùy chọn khác nữa, đồng thời phải cân nhắc yếu tố giá cả, độ linh hoạt và cả hệ thống hậu cần từ những công ty sản xuất. Hiện nay Surface được trang bị lớp vỏ làm từ hợp kim ma-giê mà Microsoft chế tạo từ dây chuyền VaporMg (làm ngưng tụ vật lý chất liệu) để đẩy không khí thừa ra và giảm đến mức thấp nhất có thể cho độ dày của thiết bị. Quá trình này không chỉ đòi hỏi các chi tiết được làm riêng mà còn cần đến các máy móc, công cụ tùy biến.

Với trọng lượng 1,5 pound (680g), Surface không phải là chiếc tablet 10" nhẹ nhất, và nó cũng không phải là tablet mỏng nhất khi có độ dày 9,39mm. Microsoft cho rằng nếu bạn cầm máy thì sẽ có cảm giác nhẹ hơn những chiếc máy 680g khác. Theo một đại diện của công ty, ma-giê giúp tạo cảm giác nhẹ hơn cân nặng thật của nó, trong khi pin thì dàn trải trên khắp bộ vỏ để việc phân bố trọng lượng được cân bằng hơn.

Độ dày của máy cũng phải hi sinh đôi chút để có thể tích hợp cổng USB kích thước đầy đủ, một tính năng mà rất nhiều người sẽ cần đến để kết nối thiết bị ngoại vi hoặc sử dụng ổ cứng rời, bút nhớ USB. Cổng sạc có nam châm của Surface cũng có kích thước to hơn cổng microUSB bình thường, và nó lại theo chuẩn riêng của Microsoft nên có thể nhiều người sẽ cảm thấy phiền phức. Mặc dù vậy, Microsoft nói rằng Surface có thể được sạc đầy trong vòng hai tiếng, và đó là lý do cho cổng sạc tùy biến. "Chúng tôi đã đưa ra những quyết định để không bao giờ xuất hiện thời gian chết".

Chiếc chân chống tích hợp trên Surface cũng như phần nam châm để hít cover bàn phím cũng có một câu chuyện của riêng nó. Theo Panos Panay, quản lí trưởng của Surface, chân chống không chỉ bền mà còn phải dễ bật ra, vào. "Bạn không thể làm người ta sợ khi sử dụng nó". Microsoft quyết định sẽ sử dụng một cái rãnh nhỏ ở cạnh của chân chống này để người dùng dễ kéo nó ra khỏi thân máy hơn. Còn phần bản lề của chân chống thì bao gồm ba phần: hai cái ở hai cạnh của tablet, một cái thì nằm dưới phần chân chống, và tất cả đều được tùy biến riêng. Trong số đó có một cái dùng để kiểm soát tiếng "click" khi bật chân chống ra.

Phần bản lề nam châm thì tận dụng sự kết hợp giữa phương pháp sắp xếp và cố định các bộ phận kết nối. Nó được thiết kể để người dùng sẽ không bao giờ bị hụt khi ghép cover bàn phím vào Surface. Cùng lúc đó, kết nối này không được có lực hút quá mạnh đến nỗi khó gỡ ra nhưng vẫn phải đủ chắc để không làm rơi máy trong trường hợp xấu nhất. Nhiều đại diện của Microsoft đã cầm cover bàn phím và lắc lư Surface trước rất nhiều phóng viên mà chiếc máy không hề bị rơi ra. Hãng cũng có trình diễn màn kiểm tra độ bền của Surface trong một chiếc buồng nhỏ được điều khiển, và kết quả đó là máy vẫn tiếp tục quay phim ngay cả sau khi rơi từ độ cao 3 feet (xấp xỉ 91cm). Phương pháp này cũng được dùng để kiểm tra sản phẩm trên dây chuyền sản xuất của Microsoft ở Trung Quốc.

Màn hình của Surface

Về màn hình của máy, quay trở lại lúc Surface mới trình làng, chúng ta không biết được chính xác độ phân giải của thiết bị là bao nhiêu. Sau này chúng ta biết được Surface RT có độ phân giải 1366 x 768, một con số khá thấp khi so với mức 2048 x 1536 của iPad Gen 3 hay 1920 x 1080 của nhiều tablet Android khác. Tuy nhiên, Microsoft giải thích rằng họ đã phải cân nhắc đến modular transfer function, một phép tính có liên quan đến độ phân giải và độ tương phản. Theo Microsoft thì mắt người không phải có độ nhạy như nhau đối với mọi tần số ánh sáng, và khả năng ghi nhận độ tương phản của mắt bắt đầu giảm đi sau khi độ phân giải đạt mức cực đại. Nhóm thiết kế Surface cho rằng với một thiết bị như thế này thì 1366 x 768 đã có thể tạo ra những hình ảnh đủ sắc nét, trong khi vẫn đảm bảo khả năng dễ đọc. Dù gì thì nhiều website và ứng dụng cũng đã được tối ưu hóa sẵn cho độ phân giải đang được xếp vào dạng phổ biến này.

Chưa hết, hãng còn phải cân nhắc về khả năng cảm ứng của màn hình nữa. Một rắc rối cố hữu xuất hiện đó là tấm nền cảm ứng luôn luôn tạo ra nhiễu hình ảnh và chúng ta có thể thấy được, tuy nhiên Microsoft đã tìm cách để giảm thiệu hiện tượng này. Giống với các smartphone, tablet mới ra mắt gần đây, tấm LCD và tấm cảm ứng của Surface được ghép lại với nhau thành một lớp duy nhất, nhờ vậy chúng ta sẽ có màn hình mỏng hơn, ánh sáng bị phản xả ít hơn. Bên cạnh đó, Surface còn sử dụng công nghệ ClearType (phương pháp render theo subpixel) để tạo ra các viền ảnh mịn màng. Theo phóng viên của Engadget, nhóm phát triển Surface có làm nhiều phép so sánh màn hình của Surface với iPad, tập trung vào sự khác biệt về độ phản chiếu, nhiệt màu và khả năng đọc của mắt.

Touch Cover


surface---reliability-lab-touch-cover-testing-ii-1350399828.jpg

Touch Cover là một bàn phím mỏng chỉ 3mm, tương đương với tấm trải bàn mỏng, và tất nhiên là các nút nhấn có kí tự khắc bằng laser cũng rất mỏng. Đây chính là thành phần được rất nhiều người chú ý ở Surface, và cũng là bộ phận có nhiều bí ẩn nhất xoay quanh chiếc máy tính bảng này. Microsoft tiết lộ rằng trước sự kiện hồi tháng sáu, họ thậm chí còn không có chiếc Touch Cover nào chạy được. Tuy nhiên, trong Lab Tour này thì hãng đã có đơn vị hoạt động tốt để các phóng viên, nhà báo thử nghiệm. Microsoft nói sẽ cần khoảng 4 đến 5 ngày để người dùng làm quen và đạt tốc độ gõ nhanh nhất có thể. Trước đây có một nhóm người thử nghiệm với bàn tay khá to thường gõ nhầm vào phần touchpad, do đó Microsoft đã làm phím spacebar rộng và dài hơn. Tương tự như vậy cho phím backspace.

Kết thúc chuyến đi, những nhà báo công nghệ đã có được cái nhìn chi tiết hơn về quá trình Microsoft tạo ra chiếc tablet Windows 8 đầu tiên của họ. Surface RT hiện đã cho đặt hàng, còn Surface Pro chắc chắn cũng sẽ bán ra trong tương lai gần mà thôi. Liệu Surface có thành công hay không? Thời gian và người dùng sẽ cho chúng ta câu trả lời chính xác nhất.

Liên hệ
Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp các giải pháp thiết kế web tốt nhất
 
WEB24 - Giá trị tạo dựng niềm tin
Web24 là mảng dịch vụ thiết kế web, được điều hành bởi công ty Nhật Nam. Với định hướng và mục tiêu là cung cấp các giải pháp thiết kế web tốt nhất dành cho doanh nghiệp, cá nhân. Web24 đã dần dần tạo dựng được thương hiệu trong lĩnh vực thiết kế web với hơn 500 khách hàng đã tin tưởng vào dịch vụ của Web24. Chúng tôi sẽ không ngừng nổ lực vươn xa hơn, phát triển cả về mặt công nghệ, con người và niềm tin khách hàng.

web24 logo footer bct
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây